Tác động đến đường liên kết tiêu đề trong kết quả tìm kiếm
Đường liên kết tiêu đề là tiêu đề của một kết quả tìm kiếm trên Google Tìm kiếm và các sản phẩm khác (ví dụ: Google News), có vai trò liên kết đến trang web tương ứng. Google sử dụng một số nguồn để tự động xác định đường liên kết tiêu đề, nhưng bạn cũng có thể cho Google biết lựa chọn bạn ưu tiên bằng cách làm theo các phương pháp hay nhất để tác động đến đường liên kết tiêu đề.
Các phương pháp hay nhất để tác động đến đường liên kết tiêu đề
Đường liên kết tiêu đề là thành phần không thể thiếu trong việc cung cấp cho người dùng thông tin bao quát về nội dung của kết quả và cho biết vì sao kết quả đó liên quan đến cụm từ tìm kiếm của họ. Đây thường là thông tin chính yếu mà mọi người dựa vào để quyết định xem nên nhấp vào kết quả nào. Vì vậy, bạn cần lưu ý sử dụng văn bản tiêu đề chất lượng cao trên trang web của mình.
- Đảm bảo mọi trang trên trang web của bạn đều có một tiêu đề được chỉ định trong phần tử
<title>
. - Viết văn bản ngắn gọn, mô tả rõ các phần tử
<title>
. Tránh các từ mô tả không rõ ràng như "Trang chủ" cho trang chủ của bạn, hoặc "Hồ sơ" cho trang hồ sơ của một người dùng cụ thể.
Bạn cũng nên tránh dùng văn bản dài dòng hoặc rườm rà không cần thiết trong phần tử<title>
. Không có giới hạn về độ dài của mỗi phần tử<title>
, nhưng đường liên kết tiêu đề trong phần kết quả của Google Tìm kiếm sẽ bị cắt bớt khi cần thiết, thường là để vừa với chiều rộng của thiết bị. - Tránh nhồi nhét từ khoá. Đưa một vài từ khoá mang tính mô tả vào phần tử
<title>
đôi khi cũng hữu ích, nhưng không có lý do gì để lặp đi lặp lại cùng một từ hay cụm từ. Một tiêu đề kiểu như "Bóng đá, đá bóng, đá banh" sẽ không giúp ích cho người dùng. Hơn nữa, việc nhồi nhét từ khoá như thế này có thể khiến cả Google và người dùng cho rằng kết quả tìm kiếm đó là nội dung vô bổ. - Tránh sử dụng văn bản tạo sẵn hoặc lặp lại trong phần tử
<title>
. Bạn phải có văn bản riêng biệt mô tả nội dung của trang trong phần tử<title>
cho mỗi trang trên trang web của bạn. Ví dụ: nếu mỗi trang trên cùng một trang web thương mại đều có tiêu đề là "Có bán sản phẩm giá rẻ", thì người dùng sẽ không thể phân biệt các trang này với nhau. Phần tử<title>
cũng bị coi là kém chất lượng nếu chứa văn bản dài mà chỉ có sự thay đổi ở một phần thông tin duy nhất (tiêu đề "tạo sẵn"). Ví dụ: khi tất cả các trang đều có chung một phần tử<title>
chứa văn bản như "Tên ban nhạc – Xem video, lời bài hát, áp phích, đĩa nhạc, bài đánh giá và buổi biểu diễn", thì tức là tiêu đề đó chứa nhiều văn bản sáo rỗng.Có một giải pháp là cập nhật linh hoạt phần tử
<title>
để phản ánh nội dung thực tế của trang sao cho chính xác hơn. Ví dụ: dùng các từ "video" hay "lời bài hát" chỉ khi trang cụ thể đó có chứa video hay lời bài hát. - Quảng bá thương hiệu thông qua tiêu đề một cách ngắn gọn. Phần tử
<title>
cho trang chủ trên trang web là một nơi hợp lý để bạn cung cấp thêm thông tin về trang web của mình. Ví dụ:<title>TrangXaHoiViDu, nơi mọi người gặp gỡ và giao lưu</title>
Tuy nhiên, nếu bạn dùng văn bản đó cho phần tử<title>
của mọi trang trên trang web thì khi cùng một cụm từ tìm kiếm trả về nhiều trang trên cùng một trang web, các trang này sẽ có vẻ trùng lặp với nhau. Trong trường hợp này, hãy cân nhắc chỉ đưa tên trang web vào đầu hoặc cuối mỗi phần tử<title>
, phân tách với phần văn bản còn lại bằng một dấu phân tách như dấu gạch nối, dấu hai chấm hoặc dấu gạch dọc, chẳng hạn như sau:<title>TrangXaHoiViDu: Đăng ký tài khoản mới.</title>
- Làm rõ văn bản nào là tiêu đề chính cho trang. Google xem xét nhiều loại nguồn khi tạo đường liên kết tiêu đề, bao gồm cả tiêu đề hình ảnh chính, các phần tử tiêu đề, cũng như các văn bản lớn và nổi bật khác. Tuy vậy, việc có nhiều tiêu đề có cùng mức độ nổi bật và trọng số hình ảnh có thể dễ gây nhầm lẫn. Bạn nên đảm bảo rằng tiêu đề chính khác biệt với các văn bản khác trên trang và xuất hiện nổi bật nhất trên trang (ví dụ: dùng phông chữ lớn hơn, đặt tiêu đề ở phần tử
<h1>
đầu tiên xuất hiện trên trang, v.v.). - Thận trọng khi ngăn công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên các trang.
Giao thức robots.txt trên trang web có thể ngăn Google thu thập dữ liệu các trang của bạn, nhưng không phải lúc nào cũng ngăn được việc lập chỉ mục các trang đó.
Ví dụ: Google có thể lập chỉ mục trang của bạn nếu chúng tôi phát hiện ra trang đó bằng cách đi theo một đường liên kết trên trang web khác. Nếu không có quyền truy cập vào nội dung trên trang của bạn, chúng tôi sẽ dựa vào nội dung bên ngoài trang để tạo đường liên kết tiêu đề, chẳng hạn như văn bản liên kết của các trang web khác. Để ngăn Google lập chỉ mục một URL, bạn có thể dùng quy tắc
noindex
. - Dùng cùng một ngôn ngữ và hệ thống chữ viết (tức là tập lệnh hoặc bảng chữ cái cho một ngôn ngữ cụ thể) làm nội dung chính trên các trang của bạn. Ví dụ: nếu có một trang được viết bằng tiếng Hindi, hãy nhớ viết cả phần tử
<title>
bằng tiếng Hindi (đừng viết văn bản tiêu đề bằng tiếng Anh hoặc chuyển ngữ tiêu đề thành ký tự La-tinh).
Google cố gắng đưa ra đường liên kết tiêu đề khớp với ngôn ngữ chính và hệ thống chữ viết của một trang. Nếu xác định rằng một phần tử<title>
không phù hợp với hệ thống hoặc ngôn ngữ viết của nội dung chính trên trang, thì có thể Google sẽ chọn một văn bản khác làm đường liên kết tiêu đề. - Tránh đưa thông tin về giá vé máy bay vào các phần tử
<title>
. Hệ thống của chúng tôi có thể sẽ không hiển thị thông tin về giá khi tạo đường liên kết tiêu đề cho các trang chuyến bay. Lý do là giá của các chuyến bay có thể thay đổi rất nhanh (đôi khi thay đổi vài phút một lần) nên nội dung xuất hiện trong đường liên kết tiêu đề có thể không tương ứng với giá thực tế trên trang đích.
Cách tạo đường liên kết tiêu đề trên Google Tìm kiếm
Google tạo các đường liên kết tiêu đề trên trang kết quả của Google Tìm kiếm theo cách hoàn toàn tự động, đồng thời xem xét cả nội dung của trang lẫn các trang khác trên trang web có dẫn đến trang đó. Mục tiêu của đường liên kết tiêu đề là phản ánh và mô tả từng kết quả một cách chính xác nhất.
Google Tìm kiếm sử dụng những nguồn sau để tự động xác định đường liên kết tiêu đề:
- Nội dung trong phần tử
<title>
- Tiêu đề trực quan chính xuất hiện trên trang
- Các phần tử tiêu đề, chẳng hạn như phần tử
<h1>
- Nội dung trong thẻ
meta
og:title
- Nội dung khác có kích thước lớn và xuất hiện nổi bật nhờ các phương pháp tạo kiểu nội dung
- Văn bản khác có trên trang
- Văn bản liên kết trên trang
- Văn bản trong các đường liên kết trỏ đến trang
- Dữ liệu có cấu trúc
WebSite
Xin lưu ý rằng Google phải thu thập lại dữ liệu và xử lý lại trang để nhận thấy thông tin cập nhật về các nguồn này. Quá trình này có thể mất từ vài ngày đến vài tuần. Nếu đã thực hiện thay đổi, bạn có thể yêu cầu Google thu thập lại dữ liệu trên các trang của mình.
Tuy không thể thay đổi đường liên kết tiêu đề cho từng trang web theo cách thủ công, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực để giúp đường liên kết tiêu đề có nội dung phù hợp nhất có thể. Bạn có thể góp phần cải thiện chất lượng của đường liên kết tiêu đề xuất hiện cho trang của mình bằng cách làm theo các phương pháp hay nhất.
Các vấn đề thường gặp và cách Google quản lý những vấn đề đó
Sau đây là những vấn đề phổ biến nhất mà chúng tôi nhận thấy đối với đường liên kết tiêu đề trong kết quả tìm kiếm. Để tránh những vấn đề này, hãy làm theo các phương pháp hay nhất để tác động đến đường liên kết tiêu đề.
Các vấn đề thường gặp | |
---|---|
Phần tử |
Trường hợp một phần của văn bản tiêu đề bị thiếu. Ví dụ: <title>| Tên trang web</title> Google Tìm kiếm sẽ xem xét thông tin trong các phần tử đề mục hoặc văn bản có kích thước lớn và xuất hiện nổi bật trên trang nhằm tạo đường liên kết tiêu đề: Tên sản phẩm | Tên trang web |
Phần tử
|
Trường hợp một trang được dùng đi dùng lại trong nhiều năm để cập nhật thông tin định kỳ, nhưng phần tử <title>Tiêu chí tuyển sinh năm 2020 – Đại học Tuyệt Vời</title>
Trong ví dụ này, trang có tiêu đề lớn và dễ thấy với nội dung là "Tiêu chí tuyển sinh năm 2021", nhưng phần tử Tiêu chí tuyển sinh năm 2021 – Đại học Tuyệt Vời |
Phần tử
|
Trường hợp phần tử
Google Tìm kiếm sẽ cố gắng xác định xem phần tử Thú nhồi bông – Tên trang web |
Văn bản tạo sẵn vi mô trong phần tử
|
Trường hợp có văn bản tạo sẵn lặp lại trong các phần tử <title>Chương trình truyền hình tuyệt vời của tôi</title> <title>Chương trình truyền hình tuyệt vời của tôi</title> <title>Chương trình truyền hình tuyệt vời của tôi</title> Google Tìm kiếm có thể phát hiện số thứ tự của phần được nêu trong tiêu đề lớn và nổi bật rồi chèn số đó vào đường liên kết tiêu đề như sau: Phần 1 – Chương trình truyền hình tuyệt vời của tôi Phần 2 – Chương trình truyền hình tuyệt vời của tôi Phần 3 – Chương trình truyền hình tuyệt vời của tôi |
Không có tiêu đề chính rõ ràng |
Khi có nhiều tiêu đề lớn và nổi bật nhưng không rõ văn bản nào là tiêu đề chính của trang. Ví dụ: một trang có hai hoặc nhiều tiêu đề sử dụng cùng một kiểu hoặc cấp độ tiêu đề. Nếu phát hiện nhiều tiêu đề lớn và nổi bật, có thể Google Tìm kiếm sẽ sử dụng dòng tiêu đề đầu tiên làm văn bản cho đường liên kết tiêu đề. Bạn nên đảm bảo rằng tiêu đề chính khác biệt với văn bản khác trên trang và xuất hiện nổi bật nhất trên trang (ví dụ: dùng phông chữ lớn hơn, đặt văn bản tiêu đề ở phần tử |
Hệ thống hoặc ngôn ngữ viết không khớp nhau trong các phần tử
|
Khi hệ thống hoặc ngôn ngữ viết của văn bản trong các phần tử |
Lặp lại tên trang web trong phần tử
|
Trong trường hợp tên trang web ở cấp miền, Google có thể bỏ qua tên trang web khỏi đường liên kết tiêu đề nếu trang web đó trùng lặp với tên trang web đã xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. |
Gửi phản hồi về đường liên kết tiêu đề
Nếu bạn thấy đường liên kết tiêu đề cho trang của mình bị sửa đổi trong kết quả tìm kiếm, hãy kiểm tra xem có phải trang của bạn gặp một trong những vấn đề khiến Google điều chỉnh hay không. Nếu không phải, hãy xem xét liệu đường liên kết tiêu đề trong kết quả tìm kiếm có phù hợp hơn với cụm từ tìm kiếm hay không. Để thảo luận về các đường liên kết tiêu đề trang và nhận ý kiến phản hồi của những chủ sở hữu trang web khác về các trang của bạn, hãy tham gia Cộng đồng trợ giúp của Trung tâm Google Tìm kiếm.